Mô hình chuỗi cafe ký gửi bất động sản by bandatthanhhoa.com - HTML preview

PLEASE NOTE: This is an HTML preview only and some elements such as links or page numbers may be incorrect.
Download the book in PDF, ePub, Kindle for a complete version.

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cà phê và lĩnh vực bất động sản. Cụ

thể:

1

- Đối với lĩnh vực cà phê: Chủ yếu các loại nước giải khát trong các quán cà phê bình dân, cà phê đá, cà phê sữa ….

- Đối với lĩnh vực bất động sản: Thị trường về đất đai, nhà ở, căn hộ, 3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trên tuyến đường Nguyễn Duy Trinh, thuộc địa phận phường Bình Trưng Đông, quận 2. Khu vực chính nghiên cứu là khu vực phía Đông thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các quận 2, quận 9 và quận Thủ

Đức.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phân tích nhu cầu của khách hàng; Thu thập, tìm kiếm thông tin và phân tích tổng hợp; Vận dụng cơ sở lý thuyết các môn đã học. Cụ thể như:

- Phân tích tình trạng, nhu cầu về nhà ở, bất động sản, nhu cầu giải khát trên thị trường quận 2 nói riêng và khu Đông Sài Gòn nói chung từ việc khảo sát thực tế

thông qua phiếu điều tra.

-Thu thập, tìm kiếm thông tin và số liệu từ các trang web và các tài liệu liên quan và phân tích tổng hợp các dữ liệu để phân tích và đánh giá những ảnh hưởng: môi trường vi mô, vĩ mô, phân đoạn thị trường, đối thủ cạnh để lựa chọn chiến lược và lập kế hoạch phù hợp.

- Vận dụng cơ sở lý thuyết dựa trên các kiến thức của môn Quản trị

Marketing, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Quản trị nhân sự, Khởi tạo doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan.

5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên:

-

Số liệu tự thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu.

-

Giáo trình Topica và giáo trình chuyên ngành có liên quan.

-

Tài liệu từ internet.

6. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO

Kết cấu báo cáo gồm 5 chương và kết luận kiến nghị như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Chương 2: Kế hoạch Marketing

Chương 3: Kế hoạch tài chính

Chương 4: Kế hoạch nhân sự

Chương 5: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Kết luận và kiến nghị

2

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1 GIỚI THIỆU Ý TƢỞNG KINH DOANH

1.1.1 Nguồn gốc hình thành ý tƣởng

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là một nhân tố đóng vai trò quan trọng, chủ yếu cho sự phát triển của xã hội, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đất đai luôn được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế, là nền tảng đối với sự sinh tồn, phồn thịnh và phát triển. Trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh, tốc độ đô thị hoá cao, dân số ngày càng tăng thì đất đai càng trở nên hết sức quan trọng và là nhu cầu không thể thiếu được.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên đã hình thành nên thị trường bất động sản (BĐS). Từ khi bắt đầu hình thành thị trường bất động sản thì các loại hình môi giới này cũng bắt đầu hình thành và đi vào hoạt động. Những loại hình này có vai trò là trung gian để cho các bên mua và bán tiếp xúc giao thiệp với nhau. Kết quả của những hoạt động này là thực hiện những yêu cầu của khách hàng như hợp đồng bán, trao đổi, cho thuê với sự giúp đỡ của nhà môi giới. Nghề môi giới bất động sản tạo ra được rất nhiều thu nhập cho những ai theo nghề dẫn đến tình trạng rất nhiều người tham gia vào nghề này khiến cho chất lượng cũng như giá cả về đất đai, thị

trường bị nâng cao hơn.

Hiểu được điều này cùng với mong muốn tạo ra một môi trường trong sạch trong lĩnh vực bất động sản mà tôi quyết định thực hiện đề tài xây dựng chuỗi cà phê ký gửi bất động sản để khách hàng, người mua nhà có một điểm hẹn trong việc giao dịch bất động sản.

1.1.2 Tổng quan về dự án

Tên quán: The Coffee Land

Địa điểm: Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông quận 2, Thành phố

Hồ Chí Minh.

- Quy mô quán: 325 m2 (diện tích đất 5 x 20 – 3 tầng) + sân phía trước rộng 25m2 chưa kể vỉa hè).

- Chủ đầu tư: Nguyễn Công Thành, Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Huy Hoàng, Phan Ngọc Nhàn.

- Sản phẩm, dịch vụ: Các loại thức uống trừ sinh tố, dịch vụ môi giới bất động sản, nhà đất, làm hồ sơ giấy tờ nhà đất….

- Thời gian bắt đầu hoạt động tháng 10/2018.

- Dự kiến tổng vốn đầu tư: 3 tỷ VNĐ

- Hệ thống nhân viên:

+ Quản lý và thu ngân: 1 người

+ Nhân viên kế toán, thu ngân: 1 người

+ Nhân viên phục vụ fulltime: 4 người

+ Nhân viên phục vụ partime: 4 người

3

+ Nhân viên bảo vệ kiêm giữ xe: 2 người

1.1.3 Sự độc đáo mới lạ của ý tƣởng

Ý tưởng về một mô hình cà phê ký gửi bất động sản dường như không còn xa lạ với mọi người. Khi mà đến ngay cả những quán nước mía ven đường, những quán cà phê cóc hay đến cả bác lái xe ôm cũng có thể làm “cò” đất thì nghề này dường như quá đỗi quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của dự án này gồm:

- Tôi xây dựng một chuỗi, một hệ thống về cà phê và có các thông tin về thị

trường bất động sản. Ở đây khách hàng có thể có các công cụ cần thiết như tra cứu luật đất đai, thông tin thị trường, các bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến giao dịch mua bán bất động sản. Ngoài ra, tôi còn nhận ký gửi bất động sản và giới thiệu các thông tin này cho những người vào trong quán.

- Trong quá trình thực hiện, tôi vừa đa dạng hóa giữa hai lĩnh vực cà phê và bất động sản vừa thực hiện chuyên môn hóa trong từng lĩnh vực, từng mảng.

1.1.4 Sơ lƣợc về tính khả thi của ý tƣởng

Dự án này được chia làm hai mảng chính như sau:

- Kinh doanh cà phê, các loại nước ngọt khác

+ Mục tiêu:

. Tối thiểu cần đạt được là hòa vốn

. Đạt được doanh số như kỳ vọng và có lợi nhuận

. Quảng bá thương hiệu và định vị mình trong phân khúc cà phê ký gửi bất động sản.

- Môi giới, kinh doanh, đầu tư bất động sản:

+ Mục tiêu:

. Tạo ra được giá trị lớn về kinh tế cho quán cũng như cho những người sang lập.

. Tạo ra một môi trường bất động sản trong sạch, bền vững, minh bách hóa thông tin cho tất cả các đối tượng.

Các mục tiêu trong dự án này được xây dựng từ những bất cập đang xảy ra ở

thị trường cà phê và thị trường bất động sản. Khi mà thị trường cà phê vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho các bạn khởi nghiệp thì hướng đi mới này vừa giúp chúng tôi tạo ra một thị trường mới, vừa giúp chúng tôi tạo được giá trị tích lũy cao. Thêm vào đó, thị trường bất động sản còn manh mún, đa phần chịu sự ảnh hưởng của “cò đất” và “môi giới” khu vực thì việc xây dựng một môi trường chung, một “điểm hẹn”, một hệ thống sẽ giảm bớt tình trạng tiêu cực trong thị trường bất động sản. Đó là lý do vì sao dự án này khả thi cả về lý thuyết lẫn thực tiễn chuyên môn.

1.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH

Sứ mệnh của chúng tôi: Là tạo ra một môi trường bất động sản trong sạch, minh bạch và chuyên nghiệp.

1.3 CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP:

4

Lĩnh vực cà phê:

Bảng 1.1: Bảng liệt kê danh mục sản phẩm.

Tên món

Cà phê đá

phê

Cà phê sữa

Đen nóng

Cà phê sữa nóng

Bạc xỉu

Sữa tươi cà phê

Trà

Trà đen machiato

Trà sữa

Trà đào

Trà chanh land

khác

Cam lắc land

Nước ngọt

nước chanh

nước cam

dừa

yaua đá

nước suối

Lĩnh vực bất động sản:

- Giới thiệu, môi giới nhà đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

- Nhận ký gửi nhà đất, căn hộ trên địa bàn thành phố

1.4 MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP

Về ngắn hạn, chúng tôi định vị cà phê ở phân khúc bình dân phù hợp với đại đa số người dân, nhận ký gửi, giới thiệu nhà đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Về dài hạn sẽ là một thương hiệu mà trong đó có các sản phẩm giá trị gia tăng như:

- Cà phê phân khúc trung – cao đi kèm với chất lượng và dịch vụ

- Tư vấn thị trường bất động sản khu vực thành phố Hồ Chí Minh

- Là cơ sở đào tạo nghề môi giới bất động sản, nghề pha chế và các kỹ năng mềm như thuyết trình, dạy tiếng anh …

1.5 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

1. Định vị quán CÀ PHÊ của bạn

Bạn có nhiều lựa chọn để định vị quán cà phê của mình, ví dụ quán cà phê với món chủ đạo là cà phê trứng, hay quán cà phê chỉ bán 100% hạt cà phê Arabica thượng hạng, hoặc quán Cà phê Vợt, hay quán CoffeeBike với món chủ đạo là 5

Espresso Sữa đá với hạt Robusta chất lượng cao kết hợp cùng máy chiết xuất nhập khẩu từ Ý.

Ngoài định vị bằng thức uống Cà phê, bạn cũng thể định vị mình bằng không gian, hoặc 1 thức uống đặc biệt nào đó tạo sự ghi nhớ cho khách hàng. Nếu định vị

của bạn chung chung, hoặc không tìm được định vị bạn hãy bình tĩnh trước việc mở

quán hoặc phát triển mô hình kinh doanh cà phê của bạn.

2. Sự ổn định

Nếu là người kinh doanh Cà phê, hãy vài trăm lần bạn đặt mình vào vị trí của khách hàng. Hãy thử trải nghiệm cảm giác mình là khách hàng đến quán của chính mình uống Cà phê. Bạn sẽ nhận ra sự ổn định của một quán cà phê quan trọng đến mức nào.

Mỗi sáng bạn đến ngồi đúng vị trí ấy, uống đúng hương vị ly cà phê ấy, nghi thức thưởng thức ly cà phê đầu ngày trở thành một phần trong cuộc sống của bạn.

Và sự xê dịch liên tục là điều khó chấp nhận, khách hàng cần sự ổn định trong từng sản phẩm hoặc chỗ ngồi của họ.

Khách hàng là người nhạy cảm về quán cà phê hơn chính bạn, hãy ghi nhớ

điều đó và giữ gìn sự ổn định trong chất lượng sản phẩm, không gian và phong độ

phục vụ. Để làm được điều này, quán của bạn cần một người giám sát "trăn trở

trong việc phục vụ khách hàng". Nếu không tìm được người như thế, chính bạn sẽ

làm điều đó.

3. Tôn trọng những chi tiết

Có câu: "Chi tiết làm nên đẳng cấp". Mỗi một thao tác nhỏ cũng làm thay đổi chất lượng một ly cà phê, hay một câu nói, một hành động cũng ảnh hưởng đến việc thu hút hoặc giữ chân khách hàng.

Không vì số lượng mà qua loa trong việc giám sát và yêu cầu sự chỉnh chu trong chi tiết, tôi đã từng trả giá rất đắt cho việc không giám sát các chi tiết trong pha chế, dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm và mất khách hàng.

Một ly cà phê dởm làm mất cảm xúc một ngày của một khách hàng, bạn mất khách hàng là mất tất cả.

Chúng ta có thể thoả hiệp với số lượng nhưng chất lượng thì không! Bạn có thể kiếm được doanh thu nhiều từ việc thu hút khách hàng mới, nhưng nguồn doanh thu này bản chất không bền vững. Mô hình kinh doanh quán cà phê tồn tại nhờ vào lượng khách hàng trung thành.

4. Nếu thức uống không ngon, điều gì khiến khách hàng quay lại một quán Cà phê

Nếu ly cà phê bạn bán ra không đủ để hấp dẫn khách hàng. Hãy tự đặt ra một câu hỏi: Điều gì khiến khách hàng quay lại quán cà phê của bạn? Đó có phải là sự

tận tâm trong việc phục vụ, hay không gian "relax" (tái tạo năng lượng). Hay chỉ

đơn giản là sự tiện lợi.

6

Yếu tố chất lượng đồ uống phải là nền tảng, và với khả năng của chúng ta.

Đó là điều dễ làm nhất. Các yếu tố khác rất khó để trở thành thế mạnh của chúng ta.

Và để một sản phẩm trở nên chất lượng, bạn hãy quay lại đọc điều tôi đã viết ở trên: "Không thoả hiệp với chất lượng!" - Bạn cần trả một mức giá hợp lý cho đầu tư máy móc hoặc chất lượng hạt đầu vào đủ ngon khiến khách hàng hài lòng và quay lại. Bạn vẫn có thể bán hạt giá thấp, máy không đắt tiền nhưng như thế bạn đang làm thui chột chính khả năng cạnh tranh của chính mình.

5. Trở thành một phần trong đời sống khách hàng

Điều này tôi vừa được trải nghiệm gần đây, quán cà phê của bạn là nơi khách hàng đến vào một khoảng thời gian trong ngày của họ. Đừng chỉ dừng lại ở việc giao dịch thương mại bình thường, mà cần thêm cộng thêm giá trị vào quán cà phê của bạn bằng cách tạo sự tương tác đối với khách hàng. Sự tự tương tác đôi khi chỉ

đơn giản là: một nụ cười, một câu chào, một câu hỏi thăm hay sự ghi nhớ thức uống yêu thích của khách hàng.

Bạn hãy ghi nhớ, mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống này trôi qua rất nhanh, mỗi khoảnh khắc chúng ta gặp gỡ một con người mới thật tuyệt vời, hãy nâng cấp khoảnh khắc ấy để cho mọi thứ trở nên tuyệt vời hơn.

6. Thiết kế không gian phù hợp với đối tượng mục tiêu

Người lao động thích sự thoải mái không ràng buộc, người làm văn phòng cần không gian máy lạnh yên tĩnh, sinh viên cần không gian sáng tạo để làm việc nhóm hoặc học tập. Tuỳ vào đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến để thiết kế

không gian phù hợp với họ, hãy đến những quán cà phê mà đối tượng mục tiêu của bạn ngồi đông nhất để xem họ thiết kế không gian như thế nào. Sau đó nhờ sự hỗ

trợ từ các đơn vị có chuyên môn về thiết kế, thiết kế cho bạn một không gian phù hợp đối tượng mục tiêu.

Vì sao cần đơn vị chuyên nghiệp: Trong kinh doanh, chi phí đầu tư cố định nên hạn chế tối đa, tránh đập đi xây lại hay bổ sung làm mới trong quá trình kinh doanh, như vậy sẽ gây lãng phí.

Tối từng đóng cửa 3 cửa hàng chỉ vì không gian thiết kế do người tay ngang thực hiện và không gian chung chung, không rõ được thiết kế ra cho đối tượng mục tiêu là ai.

Có lẽ còn nhiều điều cần phải chia sẻ thêm sau mấy năm chinh chiến cùng lĩnh vực này. Một quán cà phê cần nhiều yếu tố khác để thành công, phía trên là một trong số đó mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Hẹn các bạn trong những bài viết tiếp theo.

7

CHƢƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING

2.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.1 Phân tích môi trƣờng marketing của doanh nghiệp

a. Môi trƣờng marketing của doanh nghiệp

Môi trường marketing của một công ty (doanh nghiệp) là tập hợp các chủ

thể, các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phân ra quyết định của công ty không thể khống chế được. Chúng thường xuyên tác động (ảnh hưởng) tốt hoặc không tốt tới các hoạt động marketing của công ty. Như vậy, sự thay đổi, diễn biến của các lực lượng và yếu tố đó không phải do bộ phận marketing gây ra hay bộ

phận marketing có quyền làm thay đổi. Đối với bộ phận marketing chỉ có thể theo dõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định marketing của mình nhằm giảm thiểu những tác động xấu, khai thác tối đa các tác động tốt hoặc để thích ứng một cách có lợi nhất.

Các yếu tố môi trường thường mang lại cho doanh nghiệp các nguy cơ đe dọa, nhưng đồng thời cũng mang lại các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Nói các khác, mỗi cơ hội là một thử thách và mỗi thử thách là một cơ hội. Nếu doanh nghiệp có đầy đủ các thông tin đó, họ sẽ có kế hoạch, các biện pháp chủ động vượt qua các nguy cơ và nắm lấy các cơ hội thuận lợi. Do vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.

Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa.

Sự thay đổi, diễn biến của các lực lượng và yếu tố ảnh hưởng không phải do bộ phận marketing gây ra hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi. Đối với bộ

phận marketing những biến đổi đó là khách quan. Do đó, bộ phận marketing chỉ có thể theo dõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định marketing của mình nhằm giảm thiểu những tác động xấu, khai thác tối đa các tác động tốt để thích ứng một cách có lợi nhất.

Môi trường marketing là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh nhất định và chịu sự chi phối, tác động của môi trường đó đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động trong môi trường ảnh hưởng sâu sắc đến doanh nghiệp (ảnh hưởng đó có thể tốt và cũng có thể xấu). Những biến động trong môi trường có thể diễn ra từ từ nhưng cũng có thể xảy ra đột biến.

8

b. Phân loại môi trƣờng marketing

Môi trường marketing được phân loại thành 2 nhóm chính:

- Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn. Nó tác động đến quyết định marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thạm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Và do đó nó ảnh hưởng đến cả các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô.Các yếu tố của môi trường vĩ mô có thể kể

đến bao gồm:

+ Nhân khẩu: Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư

và sự phân bố dân cư. Cụ thể nó nghiên cứu các vấn đề như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử…..Các nhà quản lý marketing rất quan tâm đến các yếu tố của môi trường nhân khâu, vì con người hợp thành thị trường cho các doanh nghiệp. Tiếp cân nhân khẩu – dân số theo những giác độ khác nhau đều có thể trở thành tham số ảnh hưởng tới quyết định marketing của doanh nghiệp. Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề

nghiệp….Đó là những khía cạnh được người làm marketing quan tâm nhiều nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến con người và con người là tác nhân tạo ra thị trường.

+ Kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả

năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt. Việc hiểu thị

trường không chỉ biết rõ về yếu tố mong muốn của con người mà còn phải nắm được khả năng chi tiêu của họ. Khả năng chi tiêu này ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện tài chính – tín dụng. Do đó, các nhà marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.

+ Tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và còn có những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động marketing của doanh nghiệp đó.

+ Công nghệ: Sự phát triển công nghệ làm chu kỳ sống của các sản phẩm bị rút ngắn lại. Sự ra đời ngày càng nhiều và với tốc độ ngày càng cao của các sản phẩm mới ưu việt hơn thay thế các sản phẩm hiện hữu trên thị trường làm cho chu kỳ sống của chúng bị rút ngắn lại.

+ Chính trị - pháp luật: Môi trường chính trị - pháp luật trước hết là để

bảo vệ quyền lợi giữa các công ty với nhau. Thứ hai là để bảo vệ người tiêu dùng tránh được các giao dịch mua bán không công bằng. Thứ ba là để bảo vệ lợi ích rộng lớn của xã hội tránh khỏi các hành vi kinh doanh sai lệch.

+ Văn hóa – Xã hội: Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa của dân tộc họ. Nói cách khác, các yếu tố văn hóa có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần 9

hiểu biết môi trường ăn hóa mà họ đang kinh doanh để làm cho hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với môi trường văn hóa đó.

- Môi trường marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ

trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó.

Những lực lượng này gồm có: các lực lượng bên trong công ty (ngoài bộ phận marketing), các lực lượng bên ngoài công ty (các nhà cung ứng, các nhà môi giới marketing, các đối thủ cạnh tranh, công chúng trực tiếp và khách hàng). Các yếu tố

của môi trường vi mô có thể kể đến bao gồm:

+ Doanh nghiệp: Trong việc thiết kế một kế hoạch marketing cho doanh nghiệp, bộ phận marketing phải chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty đồng thời phải hợp tác với những bộ phận khác trong doanh nghiệp như bộ phân nghiên cứu và phát triển (R&D), nhân sự, vật tư, sản xuất, tài chính và kế toán của doanh nghiệp đó. Tất cả các bộ phận liên quan này hình thành nên một môi trường nội tại của doanh nghiệp.

+ Nhà cung ứng: các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt động. Đó là các nguồn lực (có thể là sản phẩm, dịch vụ, nguyên, nhiên vật liệu và nguồn nhân lực) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng.

+ Các trung gian: Trung gian marketing là các tổ chức kinh doanh độc lập, tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu kah1c nhau trong chuỗi giá trị

của doanh nghiệp. Các trung gian này rất quan trọng, nhất là trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài một số khâu trong chuỗi giá trị. Do vậy, doanh nghiệp phải biết xây dựng mối quan hệ lâu dài với các trung gian.

+ Khách hàng: Là người quyết định đến thành bại của doanh nghiệp, là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi sự biến đổi về nhu cầu về quyêt định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét các quyết định marketing. Do vậy doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khách hàng vì họ là nhân tố tại nên thị trường.

+ Đối thủ cạnh tranh: Do tính hấp dẫn của mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng có các cách thức khác nhau trong việc lựa chọn các sản phẩm cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, các công ty một mặt phải nhận diện chính xác từng đối thủ cạnh tranh, mặt khác phải theo dõi và kịp thời có đối sách với các diễn biến từ phía những đối thủ cạnh tranh.

+ Công chúng trực tiếp: Là bất kỳ một nhóm, một tổ chức nào có mối quan tâm, có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Công ty có thể xây dựng kế hoạch marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp, cơ bản của mình, cũng như

cho tất cả thị trường khách hàng.

2.1.2 Thị trƣờng mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trƣờng 10

a. Phân đoạn thị trƣờng:

Phân đoạn thị trường là chia thị trường thành những nhóm người mua có cùng chung nhu cầu và đặc điểm. Việc phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển các chương trình marketing riêng để đáp ứng nhu cầu của khúc thị

trường đã chọn. Đây là điều không thể làm được cho toàn bộ thị trường. Có rất nhiều tiêu thức dùng để phân khúc thị trường. Người làm marketing phải nghiên cứu, thử nghiệm để đưa ra tiêu thức phân khúc thích hợp. Họ có thể sử dụng một tiêu thức hoặc phối hợp nhiều tiêu thức sau đây để phân khúc thị trường:

- Phân khúc theo khu vực địa lý (Mô hình PRIMZ)

- Phân khúc theo nhân khẩu học

- Phân khúc theo thị trường tâm lý

- Phân khúc theo hành vi mua hàng

Sở dĩ doanh nghiệp phải phân khúc thị trường là để nhận rõ nhu cầu của khách hàng trong từng khúc. Từ đó giúp doanh nghiệp triển khai hỗn hợp marketing (marketing mix) thích ứng nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng trong từng khúc. Và thông qua những chương trình marketing tương ứng với từng khúc thị trường riêng biệt nhà quản trị có thể thực hiện các công việc marketing tốt hơn, sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Chẳng hạn một doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực giới hạn có thể cạnh tranh hiệu quả bằng việc định vị mạnh mẽ trong vài khúc thị trường phù hợp với năng lực của mình. Một doanh nghiệp có quy mô trung bình hay quy mô lớn cũng xem phân khúc thị trường là một công việc cần thiết để củng cố và mở rộng thị trường.

Phân khúc thị trường là chia thị trường không đồng nhất thành các khúc thị

trường đồng nhất để làm nổi rõ lên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi.

Phân khúc thị trường là việc chia thị trường thành những nhóm người mua có cùng chung nhu cầu và đặc điểm.

Phân khúc thị trường là quá trình chia các khách hàng của một người bán thành các nhóm mà các thành viên trong mỗi nhóm có những đáp ứng tương tự như

nhau trước các kích thích marketing. Và các nhóm khác nhau thì có những đáp ứng khác nhau trước các kích thích marketing. Mỗi nhóm như vậy sẽ được gọi là một khúc thị trường hay một đoạn thị trường.

Việc phân khúc thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển các chương trình marketing riêng để đáp ứng nhu cầu của khúc thị trường đã lựa chọn.

Đây là điều không thể làm được cho toàn bộ thị trường.

Mục tiêu của việc phân khúc thị trường trong tiếp thị là chia thị trường ra thành những phân khúc nhỏ hơn, dễ nhận biết, nắm bắt và đáp ứng hiệu quả hơn.

Thực tế cho thấy cách làm này vô cùng hiệu quả trên thị trường ô tô, nếu chia theo cách này người ta có thể thấy ở trên phân khúc cao nhất có Maybach, Rolls Royce…quãng tiếp theo, thị trường cao cấp có Mercedes, BMW, Audi,… rồi đến 11

các hãng nhắm vào phân khúc trung – cao là Toyota, Honda, Ford. Trong khi đó phân khúc thấp có Kia Motors, các hãng xe chất lượng thấp đến từ Trung Quốc.

b. Xác định thị trƣờng mục tiêu:

Thị trường mục tiêu là một hoặc một số phân khúc thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình phân khúc thị trường đã bộc lộ

những cơ hội của các phân khúc thị trường khác nhau. Doanh nghiệp phải phân tích đánh giá các phân khúc thị trường đó và quyết định chọn bao nhiêu khúc thị trường mục tiêu. Thực chất, chọn khúc thị trường mục tiêu là quyết định phân phối nguồn lực marketing của doanh nghiệp tại một hoặc một số khúc thị trường mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.