Mô hình chuỗi cafe ký gửi bất động sản by bandatthanhhoa.com - HTML preview

PLEASE NOTE: This is an HTML preview only and some elements such as links or page numbers may be incorrect.
Download the book in PDF, ePub, Kindle for a complete version.

Tổng doanh thu

755550000

866875000

970900000

Nhận xét:

- Số lượng ly cà phê bán trong 1 năm khoảng 36500 ly = 100 ly / ngày và số

lượng ly nước loại khác khoảng 30 ly / ngày. Đây là số lượng ly có thể thực hiện 31

được tuy nhiên doanh thu từ hoạt động kinh doanh của quán (không kể bất động sản) chưa đủ để hòa vốn (điểm hòa vốn = 229 ly cà phê / ngày).

Bảng 3.10: Bảng thể hiện tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của quán trong 3 năm.

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Doanh thu từ hoạt động kinh 986750000

1387650000

1601550000

doanh cà phê

Doanh thu từ hoạt động bất 1377500000

1515250000

1666775000

động sản

Tổng

2364250000

2902900000

3268325000

Bảng 3.11: Bảng tính giá trị hiện tại thuần thể hiện sự khả thi của dự án: Khoản mục

Năm 0

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Doanh thu

2364250000 2902900000

3268325000

Chi phí hoạt động

1277760000 1335648000

1396430400

Lợi nhuận trước thuế

1086490000 1567252000

1871894600

Thuế 25%

271622500

391813000

467973650

Lợi nhuận sau thuế

814867500

1175439000

1403920950

Vốn đầu tư cố định

ban đầu

- 108,821,667 đ

Dòng tiền hiện tại

- 108,821,667 đ

814867500

1175439000

1403920950

NPV

2,658,190,749 đ

IRR

15.47%

Diễn giải:

- Chi phí hoạt động là phần tổng chi phí: bao gồm chi phí trong lĩnh vực cà phê và chi phí trong lĩnh vực bất động sản.

- Doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh cà phê và hoạt động kinh doanh bất động sản.

- Vốn đầu tư cố định ban đầu: Bao gồm chi phí đầu tư nguyên vật liệu ban đầu và chi phí đặt cọc tiền mặt bằng trong 2 tháng ( 60 triệu / 2 tháng).

- Dự án có NPV > 0 => Lãi ròng của dự án sau khi đã trang trải vốn đầu tư, dự án có thể sinh lợi thêm và nên đầu tư.

32

- IRR cho biết tỷ suất chi phí vốn cao nhất mà doanh nghiệp có thể chấp nhận nếu vượt qua sẽ phải chịu lỗ.

33

CHƢƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

4.1 GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, công tác hoạch định giúp doanh nghiệp định hướng được hoạt động của mình. Việc hoạch định của doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung, trong đó công tác hoạch định nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng. Đây là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Lực lượng lao động trong doanh nghiệp được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là động lực của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, lợi thế

cạnh tranh mà doanh nghiệp giành được hoàn toàn phụ thuộc vào con người trong tổ chức đó.

Do vậy, công tác hoạch định nhân lực giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm sắp xếp đúng người đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường. Thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Hoạch định nguồn nhân lực liên kết các hành động với các kết quả, cho phép doanh nghiệp nhìn nhận rõ các bộ phận hoạt động có ăn khớp với nhau không, đồng thời giải đáp cho doanh nghiệp những vấn đề như: nguồn nhân lực có phù hợp với chiến lược không, nguồn nhân lực có đảm bảo lợi thế cạnh tranh và duy trì được lâu dài lợi thế cạnh tranh đó hay không./

Mục tiêu hoạch định NNL tập trung vào quá trình Thu hút – Đào tạo và Phát triển – Duy trì nguồn nhân lực của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp luôn đảm bảo lực lượng lao động (kỹ năng, phẩm chất cần thiết) để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp nhà quản trị trả lời những câu hỏi cơ bản sau:

- Doanh nghiệp cần những nhân viên như thế nào?

- Khi nào doanh nghiệp cần họ?

- Họ cần phải có những kỹ năng, phẩm chất nào?

34

- Doanh nghiệp đã có sẵn những người thích hợp chưa? Và nếu đã có sẵn thì họ có những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết hay không? Doanh nghiệp sẽ

tuyển dụng mới từ bên ngoài hay lựa chọn từ những người có sẵn?

4.2 NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

4.2.1 Xác định nhu cầu nhân sự

Yêu cầu về nhân sự:

- Phục vụ: lao động phổ thông, sinh viên làm thêm yêu cầu nhanh nhẹn, biết quan sát khách hàng, vui vẻ. Ưu tiên nữ tuổi từ 18 – 25:

+ Nhân viên phục vụ làm theo ca và được phân theo từng khu vực, linh hoạt quan sát khách hàng và phân chia công việc.

+ Bưng đồ ăn, thức uống cho khách.

+ Vệ sinh khi lên ca và khi giao ca.

+ Giải quyết mọi yêu cầu của khách.

+ Tuân theo sự phân công của quản lý.

+ Cần tạo ấn tượng tốt với khách hàng và chịu được áp lực công việc.

+ Có tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi.

+ Tác phong gọn gàng, sạch sẽ.

- Thu nhân và kết toán (nhân viên quản lý): Nữ tuổi từ 18 – 25, tốt nghiệp THPT, trung thực có trách nhiệm, biết sử dụng máy tính, nhạy bén với công việc, mô tả công việc cụ thể như sau:

+ Thiết kế bảng lương.

+ Theo dõi và kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.

+ Báo cáo doanh thu và các khoản thu chi hàng ngày.

+ Có tinh thần cầu tiến, chịu khó, thật thà, siêng năng….

- Pha chế:Am hiểu về việc pha chế nhiều loại thức uống, sạch sẽ. Ưu tiên người có kinh nghiệm, nam và nữ tuổi từ 20 – 30, mô tả công việc như sau:

+ Pha chế các loại thức uống theo yêu cầu của khách.

+ Vệ sinh khu vực làm việc khi lên ca và khi giao ca.

35

+ Báo cáo số lượng nguyên vật liệu nhập và xuất hàng ngày.

+ Tuân theo sự phân công của quản lý.

+ Sáng tạo các loại đồ uống mới theo phong cách riêng.

+ Có tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi.

+ Chịu khó, siêng năng, hòa đồng với đồng nghiệp và khách hàng.

- Nhân viên bảo vệ: có trách nhiệm, nhanh nhẹn, vui vẻ có sức khỏe tốt. Nam nữ tuổi từ 18 – 35, mô tả công việc:

+ Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp: máy móc, thiết bị điện tử, bàn ghế, đồ gia dụng…

+ Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ, những quy định của pháp luật, nội quy, quy tắc của địa phương.

+ Sử dụng vũ lực và phương tiên, biện pháp đúng theo quy định của pháp luật.

+ Quan sát những hành vi bất thường và ngăn chặn kịp thời.

+ Tinh thần siêng năng, chính trực, có tâm với nghề.

Cách thức tuyển dụng: Các vị trí sẽ được tuyển thông qua việc giới thiệu của người quen, qua việc đăng tin trên các trang mạng như vietnamworks, rongbay.com.

Tiền thưởng hàng năm cho mỗi nhân viên là 200 nghìn, đây là tiền thưởng vào các ngày lễ tết, thưởng cho nhân viên làm việc đều đặn, không nghỉ ngày nào trong tháng. Với chính sách như vậy sẽ thu hút và giữ chân được lao động.

4.2.2 Xác định cơ cấu tổ chức

Căn cứ vào cách thiết kế công việc có thể phân chia nhân viên làm việc như

sau:

- Nhân viên quản lý: hoạt động của quán, đảm nhận thêm một phần kế toán (thu ngân) cho quán, số lượng cần tuyển 2 nhân viên.

- Nhân viên phục vụ làm theo ca, được phân theo từng khu vực phục vụ. Mỗi khu 1 nhân viên linh hoạt quan sát khách hàng và phân chia công việc phục vụ. Dự

kiến ca sáng và tối mỗi ca là 2 nhân viên. Ca trưa ít khách nên chỉ cần 1 nhân viên phục vụ fulltime là đủ.

36

Mỗi nhân viên phục vụ chỉ được làm 1 ca để đảm bảo sức khỏe và đi làm đều đặn, cách thức chia ca làm việc:

Thời gian làm việc đối với fulltime, mức lương 18.000 VNĐ / giờ.

+ Ca 1: từ 6h30 – 14h30

+ Ca 2: từ 14h30 – 22h30

Thời gian làm việc đối với nhân viên phục vụ partime, mức lương 14.000

VNĐ / 1 giờ

+ Ca 1: 7h – 13h30

+ Ca 2: 4h30 – 10h30

Tuy nhiên chỉ áp dụng với nhân viên phục vụ vì có thể thay ca nhau làm nên không bị tình trạng thiếu nhân viên trong thời gian nào đó. Riêng nhân viên pha chế

nhân viên giữ xe và quản lý sẽ ở lại quan cho đến khi hết khách. Họ sẽ được nghỉ

ngơi tại phòng nghỉ của quán.

- Nhân viên bảo vệ vừa làm bảo vệ vừa làm giữ xe cho khách. Kế hoạch sẽ

có 2 nhân viên giữ xe và thay phiên nhau vào 2 ca trong ngày.

Như vậy tổng cộng có tất cả 13 nhân viên kể cả quản lý. Về nguyên tắc của quán, nhân viên muốn nghỉ phải báo trước cho quản lý ít nhất là 2 ngày để tiện việc sắp xếp nhân viên phục vụ thay. Đảm bảo phục vụ khách hàng chu đáo. Sẽ có 6

nhân viên ở lại và ăn cơm tại quán, Ước tính tiền cơm mỗi ngày cho 1 nhân viên là 15.000 đồng (năm đầu). Chi phí này sẽ được đưa vào chi phí hoạt động hàng năm.