Mô hình chuỗi cafe ký gửi bất động sản by bandatthanhhoa.com - HTML preview

PLEASE NOTE: This is an HTML preview only and some elements such as links or page numbers may be incorrect.
Download the book in PDF, ePub, Kindle for a complete version.

2.2.3 Chiến lƣợc marketing

a. Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

1. Giai đoạn giới thiệu:

Giai đoạn này bắt đầu khi có sản phẩm mới lần đầu tiên được đem ra bán trên thị trường. Việc giới thiệu phải mất một số thời gian nên mức tăng doanh số sẽ rất chậm. Doanh số ở mức thấp khi mà sản phẩm vẫn chưa được nhiều người biết đến, chi phí cao do phải đầu tư nhiều vào các hoạt động tiếp thị quảng bá để tạo sự nhận biết. Mọi nỗ lực của doanh nghiệp ở giai đoạn này tập trung vào kích thích nhu cầu trước tiên, nhấn mạnh loại sản phẩm và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm.

2. Giai đoạn tăng trƣởng:

Giai đoạn này thị trường đã chấp nhận sản phẩm và lợi nhuận gia tăng mạnh.

Các đối thủ cạnh tranh bắt đầu thâm nhập thị trường. Doanh nghiệp thường tập trung vào việc gia tăng sự hiện diện của sản phẩm. Trong suốt giai đoạn tăng trưởng, khi mà chi phí quảng cáo được tính trên khối lượng lớn, chi phí sản xuất 17

tính trên mỗi dơn vị cũng giảm nhờ “kinh nghiệm tích lũy”. Để khai thác và kéo dài cơ hội này, chiến lược của hoạt động marketing có thể triển khai theo nhiều hướng.

3. Giai đoạn trƣởng thành:

Giai đoạn trưởng thành có thể phân thành ba thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là trưởng thành tăng trưởng, có tốc độ tăng trưởng doanh số bắt đầu giảm sút; không có kênh phân phối mới để tăng cường, mặc dù một số người chấp nhận muộn vẫn còn mua sản phẩm. Thời kỳ thứ hai là trưởng thành ổn định, doanh số bán tính trên đầu người không thay đổi vì thị trường đã bão hòa. Vì đa số những khách hàng tiềm năng đã dùng thử sản phẩm đó nên mức tiêu thụ trương lai phụ thuộc vào mức tăng dân số và nhu cầu thay thế. Thời kỳ thứ ba là trưởng thành suy tàn, có quy mô doanh số giảm dần. Khách hàng chuyển sang dùng những sản phẩm khác và những sản phẩm thay thế.

4. Giai đoạn suy thoái:

Doanh số lao dốc và lợi nhuận giảm sút mạnh có thể vì nhiều lý do khác nhau, như sợ đổi mới về công nghệ, sư thay đổi sở thích của khách hàng, sự cạnh tranh khốc liệt. Tất cả dẫn tới tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, giá cả sản phẩm giảm xuống kéo theo giảm lợi nhuận. Một số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, các doanh nghiệp còn lại giảm bớt sản lượng và thu hẹp mạng lưới phân phối sản phẩm. Để cải thiện tình hình, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm mới hoặc bán sản phẩm đến các thị trường mới.

b. Chiến lƣợc sản phẩm:

1. Giai đoạn giới thiệu:

Ít phiên bản, còn khiếm khuyết trong thiết kế; phải quan tâm đến việc hiệu chỉnh kỹ thuật và thương mại sản phẩm; tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm; thiết lập thị trường thuyết phục những người đầu tiên sử dụng sản phẩm.

2. Giai đoạn tăng trƣởng:

Sản xuất hàng loạt, đa dạng hóa sản phẩm; chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường thêm những đặc tính mới và mẫu mã mới cho sản phẩm.

3. Giai đoạn trƣởng thành:

Phân biệt hóa sản phẩm nhằm đáp ứng với việc phân khúc thị trường sâu hơn bằng cách đa dạng hóa thương hiệu và kiểu dáng.

4. Giai đoạn suy thoái:

18

Giảm bớt các mặt hàng xét ra không còn hiệu quả nữa.

Tạo ra sản phẩm mới hoặc bán sản phẩm đến các thị trường mới.