Mô hình chuỗi cafe ký gửi bất động sản by bandatthanhhoa.com - HTML preview

PLEASE NOTE: This is an HTML preview only and some elements such as links or page numbers may be incorrect.
Download the book in PDF, ePub, Kindle for a complete version.

5.1 CÁC LOẠI RỦI RO

5.1.1 Căn cứ vào nguồn:

- Rủi ro chủ quan: Là các rủi ro do con người tạo nên chủ yếu là do những hành vi sai lầm của cả người quản lý, lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp. Rủi ro chủ quan thường xuất hiện ở hai lĩnh vực là quản lý nguồn lực, ký kết hợp đồng, lộ bí mật trong kinh doanh, mất cơ hội ….

- Rủi ro khách quan: Là các rủi ro được gây ra bởi các sự kiện không thuộc tầm kiểm soát của cả người lãnh đạo, quản lý và người lao động trong doanh nghiệp. Nguyên nhân của các rủi ro này thường là bất khả kháng, sự thay đổi luật pháp đột ngột, biến động của thị trường…

5.1.2 Căn cứ vào đối tƣợng bị ảnh hƣởng:

- Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính là loại rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động của doanh nghiệp, thường liên quan đến tài sản và lợi ích của doanh nghiệp.

Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro lợi nhuận, rủi ro vốn đầu tư, rủi ro tiền lương, các khoản phải trả…

- Rủi ro nhân lực: Đây là loại rủi ro phát sinh từ sự bất đồng trong các mối quan hệ giữa các loại nhân lực với nhau và nội bộ mỗi nhân lực. Rủi ro nhân lực thường gây ra những hậu quả trong quản lý điều hành nhất là những rủi ro ở các vị

trí quản lý cao cấp.

- Rủi ro năng suất: Rủi ro năng suất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Việc không duy trì hay tăng năng suất sẽ là một rủi roc ho doanh nghiệp, điều này sẽ kìm hãm, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.

- Rủi ro thương hiệu: Thương hiệu là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp, qua thương hiệu chúng ta biết được uy tín cũng như năng lực của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết.

Chính vì vậy, doanh nghiệp phải luôn kiểm tra, giữ gìn khi chuyển giao thương hiệu và phải cảnh báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thương hiệu bị xâm phạm.

5.1.3 Căn cứ vào phạm vi:

- Rủi ro bên trong: Là các rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp bao gồm rủi ro trong quá trình tổ chức, quản lý doanh nghiệp, rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro nhân lực…Nguyên nhân chính yếu gây ra rủi ro bên trong là do năng lực quản lý yếu kém của những người quản lý doanh nghiệp.

39

- Rủi ro bên ngoài: Là các rủi ro do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài công ty. Rủi ro bên ngoài thường là bất khả kháng như rủi ro về mặt luật pháp, rủi ro thị

trường, biến động ngành ….Nguyên nhân dẫn đến rủi ro bên ngoài chủ yếu là môi trường kinh doanh bị biến động và do hậu quả của việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với các đơn vị khác.

Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với các yếu tố bên ngoài). Hậu quả của rủi ro sự cố thường rất nghiêm trọng, khó lường, có ảnh hưởng tới cộng đồng và toàn xã hội. Hầu hết các rủi ro sự cố đều xuất phát từ sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên….

Rủi ro cơ hội: Là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm các loại rủi ro liên quan đến đến giai đoạn trước, trong và sau khi ra quyết định.

Rủi ro thuần túy: là rủi ro tồn tại khi có 1 nguy cơ tốn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể (rủi ro một chiều). Bất cứ khi nào rủi ro thuần túy xảy ra thì cả tổ chức, cá nhân hoặc xã hội sẽ bị mất mát, thiệt hại nhiều về tài sản cũng như tinh thần. Chẳng hạn như trong kinh doanh ngoại thương, rủi ro thuần túy bao gồm: tàu bị hỏng, bị

mất tích, mắc cạn….

Rủi ro suy đoán: Là rủi ro vừa có khả năng có lợi vừa có khả năng gây tổn thất. Đây là rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và đầu cơ. Việc đầu tư cổ phiếu là một ví dụ điển hình: khoản đầu tư này có thể lãi, lỗ hoặc hòa vốn. Biện pháp hạn chế rủi ro suy đoán này là né tránh rủi ro bằng cách không tham gia cuộc chơi mà trong đó có những rủi ro suy đoán. Nhưng loại rủi ro này thường xuất hiện trong kinh doanh. Nên việc né tránh không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được, bởi né tránh rủi ro tức là phải từ bỏ kinh doanh.

Rủi ro có thể phân tác là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp (vd tài sản, tiền bạc….) và chia sẽ rủi ro.

Rủi ro không thể phân tác là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung.

Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: nhiệm vụ chính của các công ty trong giai đoạn này là có được khách hàng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo các hợp đồng đã ký. Do đó, các rủi ro chính trong giai đoạn này là việc không được thị

trường chấp nhận.

40

Rủi ro trong giai đoạn trưởng thành: Trong giai đoạn trưởng thành, các tổ

chức luôn mong muốn thu lại doanh thu cao nhất và có lới nhuận lớn nhất mà chỉ

phải bỏ ra chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, họ sẽ gặp phải rủi ro nếu tốc độ tăng trưởng của kết quả không tương xứng với tốc độ phát triển của chi phí.

Rủi ro trong giai đoạn suy vong: Khi mục tiêu và lợi nhuận suy giảm, một số

công ty rút lui khỏi thị trường. Cuối cùng thì mức tiêu thụ của hầu hết các dạng sản phẩm và nhãn hiệu đều suy thoái. Mức tiêu thụ có thể tụt xuống đến số không hay có thể chững lại ở mức thấp. Mức tiêu thụ suy giảm vì một số lý do, trong đó có sự

tiến bộ về khoa học công nghệ, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi và mức độ cạnh trạnh trong thị trường nội địa và nước ngoài gia tăng. Tất cả những điều đó dẫn đến tình trạng dư thừa về năng lực sản xuất, phải cắt giảm giá thêm nữa và thiệt hại về

lợi nhuận. Nếu không có biện pháp thích ứng với sự thay đổi này thì các tổ chức có thể gặp phải rủi ro là phá sản./

Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô: Có thể kể đến như yếu tố chính trị, pháp lý, yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội, rủi ro tự nhiên.

Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường vi mô: như đến từ đối thủ cạnh tranh, đến từ nhân sự trong nội bộ công ty, đầu vào của quá trình sản xuất…

Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ từ khâu nghiên cứu thị trường - thiết kế sản phẩm –

nhập nguyên vật liệu – sản xuất – đưa sản phẩm ra thị trường.

Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như: nhân sự, tài chính, marketing, sản xuất.