Mô hình chuỗi cafe ký gửi bất động sản by bandatthanhhoa.com - HTML preview

PLEASE NOTE: This is an HTML preview only and some elements such as links or page numbers may be incorrect.
Download the book in PDF, ePub, Kindle for a complete version.

5.2 BIỆN PHÁP

Các phương pháp quản lý rủi ro:

1. Né tránh rủi ro.

Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án có độ rủi ro quá lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng bị

thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn. Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay từ

giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu.

2. Chấp nhận rủi ro

Chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro 41

thiệt hại nếu nó xuất hiện. Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt hại không lớn. Ngoài ra, cũng có những rủi ro mà đơn vị phải chấp nhận.

3. Tự bảo hiểm

Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tự

nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác, đủ để dự

đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó xảy ra. Giải pháp tự bảo hiểm có đặc điểm:

- Là hình thức chấp nhận rủi ro.

- Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bố mẹ hoặc một ngành.

- Có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí thiệt hại.

- Có hoạt động dự đóan mức thiệt hại (giống hoạt động bảo hiểm).

- Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chi tiêu của hệ thống bảo hiểm.

Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục chi trả bảo hiểm nhanh gọn, đồng thời, nâng cao khả năng sinh lợi vì tạo điều kiện quay vòng vốn. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có nhược điểm là đơn vị phải chi phí để vận hành chương trình tự bảo hiểm; đơn vị phải mua và cung cấp nội bộ

những dịch vụ có giá trị như những thiết bị ngăn ngừa thiệt hại ; khi khả năng bị

thiệt hại xuất hiện đơn vị phải thuê người điều hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm. Phương pháp tự bảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố rủi ro cờ bạc vì ở đây thực tế đơn vị chấp nhận rủi ro với hy vọng thiệt hại có thể không xảy ra trong một số

năm.

4. Ngăn ngừa thiệt hại

Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện. Để ngăn ngừa thiệt hại thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân tố về

nội tại dự án. Một số biện pháp ngăn ngừa như phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lại lao động, thuê người bảo vệ.

5. Giảm bớt thiệt hại.

Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách liên tục và xây dựng 42

các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra và khi không thể

chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này không phù hợp.

6. Chuyển dịch rủi ro.

Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết với nhiều bên khác để cùng chịu rủi ro. Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương pháp bảo hiểm ở chỗ: độ bất định về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác ở chỗ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn trước khi nó xuất hiện.

7. Bảo hiểm

Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng. Từ bên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch rủi ro mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm người có rủi ro tương tự nhau tự

nguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép dự đoán mức độ thiệt hại trước khi nó xuất hiện. Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng.

Chương trình quản lý rủi ro cần được xem xét đánh giá lại thường xuyên. Vì môi trường kinh doanh và đầu tư luôn thay đổi. Mỗi sự thay đổi trong kinh doanh có thể nảy sinh khả năng thiệt hại mới. Cần xác định lại thiệt hại, số lượng, nguyên nhân... và chuẩn bị các chương trình quản lý rủi ro thích hợp. Có nhiều chương trình quản lý rủi ro nhưng một nguyên tắc chung là khi lợi ích do chương trình nào đó tạo ra nhỏ hơn chi phí của nó thì nên thay thế bằng một chương trình khác hợp lý hơn.

Nhìn chung các giải pháp quản trị rủi ro đều nhằm mục đích tránh những thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp phải những rủi ro trong giao dịch kinh doanh, những giải pháp đó có thể là:

- Thẩm định và tìm hiểu thật kĩ những đối tác làm ăn của mình

- Có các kỹ năng thương lượng và làm chủ trong quá trình đó

- Đào tạo nhân viên có năng lực, tay nghề và kinh nghiệm vững vàng

- Có chính sách phù hợp để quản trị rủi ro

- Trong dài hạn cần xây dựng bộ phân chuyên trách về quản trị rủi ro, tổn thất trong công ty. Là một trong những bộ phận chuyên trách trong công ty, bộ phận này sẽ được thực hiện những hoạt động quản trị rủi ro sao cho có hiệu quả, nhằm đối phó với nguy cơ rủi ro ngày càng tăng trong kinh doanh ngoại thương. Bộ phận ngày phải phù hợp với:

43

+ Đặc điểm, tính chất hoạt động kinh doanh của công ty

+ Quy mô hoạt động của công ty

+ Chi phí tổ chức và vận hành bộ máy sao cho hiệu quả và lợi ích từ

các hoạt động quản trị rủi ro.

Trong tình hình cụ thể thì các biện pháp sẽ phát huy tác dụng của mình.

Doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đúng về rủi ro và phải biết cách đối diện với nó.

Tìm cách phòng ngừa hoặc giảm tối đa những thiệt hại do nó mang lại, có như vậy thì mọi hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến thành công.

44

KẾT LUẬN

Thông qua dự án, giúp cho chủ đầu tư biết được thị trường kinh doanh cà phê và thị trường bất động sản tại khu vực phía Đông thành phố Hồ Chí Minh là như thế

nào. Từ đó giúp cho chủ đầu tư có thể cân nhắc đầu tư hợp lý khi lập dự án xây dựng mô hình chuỗi cà phê.

Một kế hoạch kinh doanh tốt không chỉ nằm ở cách nhìn phân tích mà còn đánh giá được hiện trạng của nó và những triển vọng trong tương lai một cách khách quan nhất. Với mục đích, hiểu rõ hơn quá trình kinh doanh của bạn và giúp ra những quyết định đúng hơn. Và kế hoạch kinh doanh này, sẽ giúp chúng tôi phân tích được những mặt mạnh và mặt yếu của quán, định ra được những mục tiêu cụ

thể và đưa ra một kế hoạch hành động nhằm đạt được những mục đích đã đưa ra, nhằm đi đến mục tiêu cuối cùng, đưa kế hoạch kinh doanh quán cà phê bất động sản đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các giáo trình của chương trình đạo tạo TOPICA – Viện Đại học mở Hà Nội:

2. Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 3. Giáo trình Kế toán quản trị, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 4. Giáo trình Luật kinh tế, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 5. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Chương trình đào tạo Elearning (Topica)

6. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Chương trình đào tạo Elearning (Topica)

7. Giáo trình Quản trị học, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 8. Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Chương trình đào tạo Elearning (Topica)

9. Giáo trình Quản trị Marketing, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 10. Giáo trình Quản trị sản xuất, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 11. Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, Chương trình đào tạo Elearning (Topica)

12. Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 13. Nghiên cứu thị trường giải mã nhu cầu khách hàng, Business Edge, NXB

Trẻ, 2006.

14. Quản trị Marketing, Philip Kotler, NXB Thống kê, 2007

15. Cơ cấu và chính sách của Trung Tâm Ký Gửi Nhà Đất TPHCM địa chỉ

1305 Nguyễn Duy Trinh, phường Long Trường, Quận 9.

16. Các trang web, internet.

46

PHỤ LỤC

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH CÀ PHÊ

Số: …../HDHTKD

……., ngày…. tháng ……năm …….

Chúng tôi gồm có:

1. Ông: NGUYỄN CÔNG THÀNH (gọi tắt là ên A):

Địa chỉ: 81/17A, đường số 2, phường Bình Trưng Đông, Q2, TPHCM

Sinh ngày: 08/07/1995

Nguyên quán: Bắc Giang

CMND Số: 025316766

cấp ngày 26/02/2013 tại CA.TPHCM

Điện thoại: 0931 777 195

2. Ông: NGUYỄN HỒNG PHÚC (gọi tắt là ên ):

Địa chỉ: 15 Hoàng Sa, phường Đa Kao, Q1, TPHCM

Sinh ngày: 29/01/1995

Nguyên quán: Bến Tre

CMND Số: 025260161

cấp ngày 18/03/2010 tại CA.TPHCM

Điện thoại: 0938 650 456

3. à: PHAN NGỌC NHÀN (gọi tắt là ên C)

Địa chỉ:

Sinh ngày:

CMND Số:

Điện thoại:

4. Ông: NGUYỄN HUY HOÀNG (gọi tắt là ên D)

Địa chỉ: 1 đường 20, phường 4, Q8, TPHCM

Sinh ngày: 03/10/1995

Nguyên quán: Bắc Giang

CMND Số: 025213272

cấp ngày 24/12/2009 tại CA.TPHCM

Điện thoại: 090 537 4712

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

Bên A, B, C và D nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh quán cà phê ký gửi tại địa chỉ:

Điều 2. Thời hạn hợp đồng.

Thời hạn ngừng hợp tác là khi cả 4 (bốn) bên thống nhất ngừng kinh doanh. Trong trường hợp một trong các bên muốn bán cổ phần theo giá trị tương ứng thì phải được sự đồng ý của những bên còn lại.

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh